Trồng khổ qua theo hướng Viet GAP ở nhóm HTX Định Bình

HIỆU QUẢ TỪ CÁC LỚP ĐÀO TẠO FFS CHO NÔNG DÂN TRÊN ĐỒNG RUỘNG

  •   11/11/2020 04:46:00 PM
  •   Đã xem: 617
Sau chuyến khảo sát thực địa tại Vĩnh Sơn của đoàn công tác Đại sứ quán New Zealand và Viện nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand, huyện Vĩnh Thạnh là 1 trong 4 huyện được chọn triển khai Dự án sản xuất rau an toàn, thực hiện từ tháng 6/2016 đến tháng 5/ 2021.
Bế giảng lớp FFS tại phường Tam Quan Nam chiều ngày 29/10/2020

Hoài Nhơn: hoàn thành kế hoạch đào tạo lớp FFS sản xuất rau an toàn VietGAP cho 02 Nhóm cùng sở thích (NCST) sản xuất Rau an toàn tại xã Hoài Châu Bắc và phường Tam Quan Nam

  •   04/11/2020 01:47:00 PM
  •   Đã xem: 124
Nhằm thực hiện mở rộng nhóm cùng sở thích (NCST) sản xuất rau an toàn theo kế hoạch năm 2020 của Dự án Rau an toàn Bình Định, tháng 7/2020 vừa qua tại huyện Hoài Nhơn thành lập NCST tại xã Hoài Châu Bắc và NCST 2 tại phường Tam Quan Nam.
Lớp đào tạo ATTP tại nhóm “cùng sở thích” xã Vĩnh Quang

VĂN PHÒNG DỰ ÁN RAU AN TOÀN TỈNH MỞ LỚP ĐÀO TẠO VÀ XÁC NHẬN KIẾN THỨC ATTP

  •   13/10/2020 04:08:00 PM
  •   Đã xem: 443
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Định là cơ quan được Văn phòng Dự án thuộc dự án rau an toàn tỉnh Bình Đinh do chính phủ New Zealand tài trợ hợp đồng đào tạo kiến thức về an toàn thực phẩm cho các nhóm “cùng sở thích” trồng rau an toàn trong vùng Dự án được thành lập năm 2019
Hộ nông dân nghe hướng dẫn kỹ thuật

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật Phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua

  •   13/10/2020 03:16:00 PM
  •   Đã xem: 582
Thực hiện Quyết định 599/QĐ-SNN, ngày 19/8/2020 của Sở Nông nghiệp – PTNT tỉnh về phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí nhân rộng mô hình sử dụng bã Prôtêin phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua, thuộc Dự án rau an toàn tỉnh Bình Định triển khai tại các huyện Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Phù Cát, Phù Mỹ và Hoài Nhơn.
Đ/c Tố Trân cùng đoàn công tác thăm vườn rau

ĐOÀN CÔNG TÁC CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT, KIỂM TRA TÌNH HÌNH SẢN XUẤT RAT VĨNH SƠN

  •   10/09/2020 08:16:00 PM
  •   Đã xem: 393
Ngày 13/8/2020 Bà Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Phụ trách Dự án rau an toàn tỉnh đã đi kiểm tra tình hình sản xuất rau của nhóm “cùng sở thích” trồng rau an toàn xã Vĩnh Sơn, cùng đi với đoàn có Văn phòng Dự án; Chi cục Trồng trọt và BVTV; Trung tâm Khuyến nông; Phòng Nông nghiệp và PTNT và tổ chỉ đạo kỹ thuật của huyện Vĩnh Thạnh
Súp lơ vàng chanh trồng trái vụ của hộ Võ Thị Thu xã Vĩnh Sơn

Súp lơ vàng chanh F1 – Broccoflower chịu nhiệt, nguồn gốc Nhật Bản Giống triển vọng cho sản xuất rau trái vụ ở Vĩnh Sơn

  •   05/08/2020 11:07:00 AM
  •   Đã xem: 503
Là một loại rau ăn hoa thuộc họ cải, Súp lơ rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt giàu vitamin A, dễ chế biến thành nhiều món ăn nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng, giá bán lại cao nên hầu hết các thành viên trong nhóm “cùng sở thích” trồng rau an toàn của nhóm 2 xã Vĩnh Sơn chọn súp lơ để trồng cho vườn rau nhà mình.
Bế giảng lớp FFS tại thôn Giang Bắc, xã Phước Hiệp ngày 29/7/2020

Tuy Phước hoàn thành kế hoạch đào tạo các lớp FFS sản xuất rau an toàn VietGAP năm 2020

  •   05/08/2020 11:00:00 AM
  •   Đã xem: 665
Tuy Phước là 1 trong 8 huyện/thị tham gia Dự án rau an toàn của tỉnh Bình Định, tính đến cuối năm 2019 toàn huyện có 7 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn với 178 thành viên tham gia. Năm 2020, thực hiện kế hoạch mở rộng các nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn VietGAP theo kế hoạch hoạt động của Dự án rau an toàn tỉnh Bình Định. Vừa qua, Phòng Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với UBND xã, Hội Phụ nữ và HTXNN Phước Hiệp triển khai thành lập mới 3 nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn tại thôn Giang Bắc và thôn Tuân Lễ, xã Phước Hiệp nâng số nhóm cùng sở thích sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện lên 10 nhóm, 256 thành viên tham gia, trong đó: có 07 nhóm thành viên chuyên sản xuất các loại rau ăn lá, 03 nhóm thành viên chuyên sản xuất các loại rau ăn quả.
Hình ảnh tại buổi lễ bế giảng lớp FFS sản xuất RAT tại xã Cát Tiến

Phù Cát: hoàn thành kế hoạch đào tạo các lớp FFS sản xuất rau an toàn VietGAP cho 03 NCST sản xuất Rau an toàn.

  •   03/08/2020 01:54:00 PM
  •   Đã xem: 135
Theo kế hoạch năm 2020 của Dự án Rau an toàn, huyện Phù Cát đã hoàn thành xong việc tập huấn lỹ thuật cho 03 NCST. Vào các ngày 24/7/2020, tại nhà văn hóa thôn Phú Hậu, xã Cát Tiến, ngày 30/7/2020 tại nhà văn hóa thôn Chánh Danh, xã Cát Tài và ngày 01/8/2020 tại UBND thị trấn Ngô Mây, Văn phòng Dự án Rau an toàn (RAT) phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện Phù Cát cùng Lãnh đạo các xã trên đã tổ chức lế bế giảng các lớp FFS về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP cho lần lượt 03 NCST sản xuất rau an toàn trên địa bàn huyện Phù Cát.
Một số hình ảnh thực hiện mô hình

Kết quả thực hiện Mô hình “Phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua vụ Thu 2020 tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước

  •   23/07/2020 02:55:00 PM
  •   Đã xem: 238
Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitea) đang là đối tượng gây hại chính trên các loại rau ăn quả như: bầu, bí, mướp, dưa leo và đặc biệt là trên cây khổ qua. Ruồi đục quả chích hút từ khi trái còn non đến khi trái chín làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả. Đây là đối tượng rất khó phòng trừ. Hiện nay, nông dân chủ yếu phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc hóa học. Đây là biện pháp có hiệu lực phòng trừ ruồi kém, lại tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản phẩm. Do đó, việc tìm ra giải pháp mới vừa đảm bảo hiệu lực phòng trừ ruồi đục quả, vừa an toàn đối với sản phẩm đang là vấn đề cấp bách hiện nay.
Thực hiện Quyết định 313/QĐ-SNN ngày 05/5/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí triển khai thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả thuộc Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định. Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với Văn phòng Dự án và chính quyền địa phương đã xây dựng mô hình trình diễn “Phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua” vụ Thu 2020 tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước nhằm chuyển giao “Quy trình kỹ thuật sử dụng bã Protein phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua” đến người nông dân và giúp nông dân học tập cầm tay chỉ việc qua thực tế để tự nhân rộng mô hình ứng dụng trong sản xuất; mô hình được thực hiện như sau:

Các tin khác

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Hôm nay162
  • Tháng hiện tại677
  • Tổng lượt truy cập391,439
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây