Kết quả thực hiện Mô hình “Phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua vụ Thu 2020 tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước
Thứ năm - 23/07/2020 14:55
Ruồi đục quả (Bactrocera cucurbitea) đang là đối tượng gây hại chính trên các loại rau ăn quả như: bầu, bí, mướp, dưa leo và đặc biệt là trên cây khổ qua. Ruồi đục quả chích hút từ khi trái còn non đến khi trái chín làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng quả. Đây là đối tượng rất khó phòng trừ. Hiện nay, nông dân chủ yếu phòng trừ bằng cách sử dụng thuốc hóa học. Đây là biện pháp có hiệu lực phòng trừ ruồi kém, lại tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn cho sản phẩm. Do đó, việc tìm ra giải pháp mới vừa đảm bảo hiệu lực phòng trừ ruồi đục quả, vừa an toàn đối với sản phẩm đang là vấn đề cấp bách hiện nay. Thực hiện Quyết định 313/QĐ-SNN ngày 05/5/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt nội dung và dự toán kinh phí triển khai thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả thuộc Dự án Rau an toàn tỉnh Bình Định. Chi cục Trồng trọt và BVTV phối hợp với Văn phòng Dự án và chính quyền địa phương đã xây dựng mô hình trình diễn “Phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua” vụ Thu 2020 tại xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước nhằm chuyển giao “Quy trình kỹ thuật sử dụng bã Protein phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua” đến người nông dân và giúp nông dân học tập cầm tay chỉ việc qua thực tế để tự nhân rộng mô hình ứng dụng trong sản xuất; mô hình được thực hiện như sau:
Một số hình ảnh thực hiện mô hình
- Ruộng mô hình và ruộng đối chứng cách nhau ít nhất 100 m, đảm bảo tưới tiêu nước chủ động. - Hộ nông dân tham gia:01 hộ thực hiện mô hình sử dụng bả protein phòng trừ ruồi đục quả và 01 hộ làm đối chứng phòng trừ ruồi đục quả theo tập quán (phun thuốc BVTV). - Diện tích: 1.000 m2 (Mô hình 500 m2, đối chứng 500 m2). - Tập huấn 2 lần/vụ. Mỗi lần tập huấn 5 nông dân để chuyển giao quy trình. - Tập huấn lần 1: Đầu vụ khi cây khổ qua bắt đầu ra hoa (trước khi triển khai phun bã protein lần 1). - Tập huấn lần 2: Giữa vụ cách lần 1 từ 5-6 tuần.( khoảng 35 đến 40 ngày ) - Quy trình kỹ thuật sử dụng bã Protein phòng trừ ruồi đục quả Thực hiện theo quy trình của chuyên gia Viện nghiên cứu cây trồng và thực phẩm New Zealand chuyển giao(Graham Walker, PFR, 6/4/2020), cụ thể như sau: * Dụng cụ: - Bình phun cầm tay 1-2 lít (có vòi phun rộng để phun tưới). - Mồi dẫn dụ ruồi đục quả (EntoPro 150DD của Viện BVTV). Lưu ý: phải được bảo quản ở nhiệt độ mát và hoặc lạnh; sử dụng càng sớm càng tốt sau khi đã mở chai. - Guar gum: Phụ gia thực phẩm có tác dụng làm dày, tạo độ đặc (gel). - Chất gây độc dạ dày côn trùng (thuốc sinh học Radiant 60SC). *Pha thuốc: Thứ tự các bước như sau: - Pha 100 ml mồi EntoPro vào trong 1 lít nước. - Thêm 0,8 - 1,0 ml thuốc Radiant 60SC (hoạt chất spinetoram). - Thêm chất làm dày: 5 g (4-6 g) bột Guar gum (hai thìa nhỏ uống trà đầy). - Khuấy mạnh trong bình phun. Đợi 5-10 phút hoặc cho đến khi đặc quánh lại thành chất keo (gel). * Quy trình phun chất keo (dung dịch bả mồi): - Phun thành các đốm nhỏ dưới tán cây (khoảng 20-50 ml). Lưu ý: nên điều chỉnh vòi phun để phun giọt thuốc lớn, không phun mù. - Vị trí: ở độ cao ngang vai (vị trí thấp hơn nếu áp dụng cho cây họ hành). - Phun thuốc cách nhau với khoảng cách từ 1m đến 1,5 mét trên các luống. - Phun bên dưới mặc lá là tốt nhất (đây là nơi ruồi trưởng thành thường đậu) - Ở giai đoạn cây còn nhỏ mới ra hoa phun thành đốm nhỏ trên các cây cọc để găn lưới. - số lần phun dung dịch bã mồi 7 lần - Lần 1 phun thuốc ngay sau khi cây ra hoa đậu quả. - Mỗi một lần phun cách nhau một tuần cho đến khi thu hoạch (khoảng 5 ngày một lần nếu trời nóng). - Tốt nhất là phun từ 8-10 giờ sáng. - Tránh phun vào những ngày mưa. - Phun lại sau khi mưa lớn. Lưu ý: * Dung dịch bả mồi chỉ được sử dụng đối với lá cây (tốt nhất là mặt dưới tán lá), cành cây hoặc thân cây, không được phun trực tiếp lên quả. * Nên vệ sinh đồng ruộng trước khi phun thuốc (vứt bỏ và tiêu hủy tất cả quả bị hư hỏng). d/ Bảo đảm an toàn, sức khỏe: - Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc về cách sử dụng và xử lý an toàn, hiệu quả. - Mang đầy đủ đồ bảo hộ lao động: kính bảo hộ, găng tay, …. - Nếu thuốc vẫn còn trong bình phun thì phải phun cho đến hết hoặc phun lại sau 1-2 ngày. Sơ đồ về việc phun bả mồi protein để phòng trừ ruồi đục quả
- Theo dõi tỷ lệ quả khổ qua bị ruồi đục quả gây hại: Tỷ lệ (%) = số quả bị ruồi gây hại/tổng số quả điều tra x 100% - Mức độ ảnh hưởng của bả protein đối với sinh trưởng, phát triển của cây khổ qua so với đối chứng. - Diễn biến các đối tượng sâu bệnh hại chính. - Tình hình sử dụng phân bón, thuốc BVTV. - Điều tra định kỳ 7 ngày 1 lần và trực tiếp theo dõi, hướng dẫn sử dụng bả protein và những vấn đề phát sinh trong quá trình trình diễn. - Tình hình ruồi đục quả khổ qua trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng Tỷ lệ ruồi đục quả giữa ruộng mô hình và ruộng nông dân qua các lần điều tra
TT
Ngày điều tra
Tỷ lệ quả bị hại (%)
Ruộng mô hình
Ruộng nông dân
1
21/5
0
0
2
28/5
0
0
3
4/6
0,2
0,4
4
11/6
1
2,2
5
18/6
0,6
3,5
6
25/6
0,2
3,7
7
02/7
0,2
4
Ghi chú: Lần điều tra thứ 1 là lần sử dụng bả protein đầu tiên
- Từ lần điều tra 1 (ngày 21/5) đến lần 2 (28/5): Cây khổ qua trên ruộng mô hình và ruộng đối chứng mới ra hoa và bắt đầu đậu trái nên chưa có ruồi đục quả gây hại. - Từ lần phun thứ 3 trở đi, ruồi đục trái bắt đầu phát sinh gây hại trên cả ruộng đối chứng và ruộng mô hình. Trong đó, tỷ lệ trái bị ruồi gây hại ở ruộng mô hình là 0,2%, thấp hơn so với đối chứng (0,4%. - Những kỳ điều tra tiếp theo, ruộng đối chứng có tỷ lệ hại tăng dần và đạt giá trị cao nhất 4% ở lần điều tra thứ 7. Trong khi đó, ruộng mô hình có tỷ lệ hại cao nhất 1% ở thời điểm lần điều tra lần 4, sau đó tỷ lệ hại giảm dẫn đến 0,2% ở thời điểm điều tra lần 7. Nhìn chung, ruộng mô hình có hiệu lực phòng trừ ruồi đục qua cao hơn so với đối chứng. - Về ảnh hưởng của bả protein đến sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua: Kết quả điều tra trong suốt khoảng thời gian trình diễn mô hình cho thấy bả protein không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây. - Về tính an toàn: Đánh giá cảm quan cho thấy, bả protein hỗn hợp với thuốc sinh học radiant-Đây là loại thuốc không mùi, có thời gian cách ly ngắn (3 ngày) và chỉ phun lên tán lá, cọc tre quanh ruộng (không phun trực tiếp lên quả) nên đảm bảo an toàn, không để lại dư lượng thuốc trên quả. Do đó, biện pháp này an toàn hơn so với việc phòng trừ bằng thuốc hóa học. - Về hiệu quả áp dụng quy trình kỹ thuật sử dụng bả protein phòng trừ ruồi đục quả khổ qua: + Hiệu lực phòng trừ cao hơn so với đối chứng. Ruộng mô hình chỉ 1% quả bị hại, trong khi đối chứng lá 4%. + Không gây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của cây khổ qua. + Không để lại dư lượng thuốc trên quả khổ qua, an toàn đối với con người và môi trường. + Tiết kiệm thời gian, công phun và chi phí phòng trừ ruồi đục quả thấp (MH 98.000 đ/sào so với đối chứng 200.000 đ/sào). - Về hiệu quả kinh tế: Ruộng mô hình có lợi nhuận cao hơn đối chứng 335.000 đồng/sào. Từ kết quả trên qua hội thảo đầu bờ vào ngày 17/7/2020 tại Phước Hiệp, Tuy Phước, các cán bộ phòng nông nghiệp/ phòng kinh tế, trung tâm dịch vụ nông nghiệp các huyện/thị và bà con nông dân tham gia hội thảo đã thống nhất đề nghị Văn phòng Dự án RAT tiếp tục triển khai nhân rộng mô hình trên nhiều địa điểm ở các huyện/thị vùng dự án để bà con nông dân học tập, áp dụng vào sản xuất đảm bảo thực hiện đúng quy trình sản xuất Rau an toàn.