được chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP 15 ha Phòng Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo phối hợp với UBND xã Phước Sơn triển khai mở rộng đào tạo cho 2 lớp nông dân sản rau an toàn tại xã Phước Sơn theo Kế hoạch của Dự án, (tính đến cuối năm 2020 toàn huyện có 10 nhóm nông dân cùng sở thích sản xuất rau an toàn có 256 thành viên tham gia, diện tích sản xuất rau an toàn khoảng13,5 ha, tập trung tại xã Phước Hiệp).Theo đó, với nguồn kinh phí hỗ trợ đào tạo từ dự án rau an toàn năm 2021, huyện Tuy Phước đã tổ chức đào tạo 2 lớp FFS nông dân sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP cho 2 nhóm nông dân gồm: 01 lớp Phụ nữ xã Phước Sơn và 01 lớp nông dân thôn Kỳ Sơn do Hội nông dân xã đảm nhận, với tổng số học viên 52 người, diện tích trồng rau của các hộ tham gia khoảng 1,8 ha. Mỗi lớp được đào tạo trong 7 tuần, mỗi tuần 01 buổi, có ruộng thực hành để vừa học, vừa thực hành kiểm tra cây trồng, sản xuất các loại rau ăn lá thích ứng trong vụ Thu Đông như: Cải Xanh, Cải Ngọt, rau Dền, rau Muống, Ngò rí...Lớp đào tạo do các hướng dẫn viên TOT cấp huyện hướng dẫn. Khóa học được bắt đầu ngày 29/10/2021 và kết thúc ngày 12/12/2021. Các chuyền đề được lựa chọn chủ yếu là hướng dẫn cho nông dân sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP như: Chọn giống, hướng dẫn ghi chép nhật ký sản xuất theo từng loại rau, phương pháp kiểm tra cây trồng mỗi tuần 2 lần, nguyên lý phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM, các loại côn trùng, hướng dẫn cách đọc nhãn thuốc, lựa chọn thuốc BVTV an toàn và các mối nguy khi sử dụng thuốc BVTV, nhiễm vi sinh và các nguyên nhân lây bệnh, sử dụng nước an toàn trên rau, sử dụng phân bón an toàn như: sử dụng phân chuồng hoại mục, bón đạm hợp lý và đảm bảo thời gian cách ly, ...
![Hình minh họa](/uploads/news/2021_12/tpps3.jpg)
Mặc dù dịch Covid – 19 kéo dài dẫn đến chậm triển khai các lớp học, thời tiết trong giai đoạn đào tạo gặp mưa, lũ ảnh hưởng đến sinh trưởng cây trồng, ruộng thực hành phải bố trí gieo lại do mưa gây thiệt hại. Tuy nhiên, qua thời gian đào tạo 7 tuần, với tinh thần tham gia học hỏi, hầu hết các học viên tham gia, đầy đủ, nhiệt tình, hoạt động sôi nổi, nắm bắt khá tốt các chuyên đề hướng dãn viên chuyển tải đã tạo sự chuyển biến tích cực trong nhận thức của các học viên về sản xuất rau an toàn so với sản xuất rau truyền thống. Kết quả kiểm tra cuối khóa học 100% học viên đều đạt yêu cầu hiểu biết về sản xuất rau an toàn và sẽ là những nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền sản xuất và sử dụng sản phẩm rau an toàn trong thời gian tới của địa phương. Kết thúc khoa học Sở Nông nghiệp và PTNT đã cấp giấy chứng nhận cho 52 học viên đã hoàn thành khóa đào tạo về sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP./.