ĐÁNH GIÁ VÀ NGHIỆM THU KẾT QUẢ MÔ HÌNH BÓN VÔI CHO CÂY CẢI THẢO TẠI VĨNH SƠN

Thứ năm - 18/02/2021 10:29
Thực hiện quyết định số 665/QĐ-SNN ngày 17/9/2020 của Sở Nông nghiệp và PTNT về phê duyệt nội dung và kinh phí thực hiện mô hình thí nghiệm bón vôi cho cây cải thảo tại Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh thuộc Dự án rau an toàn tỉnh Bình Định do Trung tâm Khuyến nông Bình Định thực hiên, ngày 5 tháng 2 năm 2021 Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Văn phòng thực hiện dự án rau an toàn tỉnh Bình Định tổ chức đánh giá và nghiệm thu kết quả mô hình bón vôi cho cây cải thảo.
TS Nguyễn Thị Tố Trân  Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT Bình Định  kiểm tra mô hình thí nghiệm bón vôi trên cây cải thảo
TS Nguyễn Thị Tố Trân Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp – PTNT Bình Định kiểm tra mô hình thí nghiệm bón vôi trên cây cải thảo
Tham dự Hội thảo có TS Nguyễn Thị Tố Trân, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT; Lãnh đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, Lãnh đạo Trung tâm Khuyến nông; Thành viên Hội đồng KHKT lĩnh vực trồng trọt thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT; Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, Trung tâm DVNN huyện Vĩnh Thạnh; Lãnh đạo UBND xã, nhóm trưởng và hộ thực hiện mô hình của nhóm “cùng sở thích” trồng rau an toàn xã Vĩnh Sơn.

Mô hình thực hiện trên diện tích 500m2  của hộ bà Đinh Thị Boi, thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên với 3 công thức, 2 lần lặp lại (CT1: 100kg vôi; CT2: 50kg vôi; CT3: 10kg vôi). Qua kết quả phân tích mẫu đất trước khi trồng, độ pH của đất đều ở mức chua đến hơi chua (từ 4,7 – 5,2). Các công thức được bón vôi trước khi trồng 36 ngày và sử dụng phân bón đúng theo quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn Viet GAP trên địa bàn tỉnh Bình Định có bổ sung thêm 17 kg Magie Sulphat (16MgO + 32 SO3) cho 500m2. Qua theo dõi tình hình sâu bệnh trong mô hình cho thấy: Bệnh cháy bìa lá gây hại rất nhẹ chủ yếu ở giai đoạn sau trồng 30 – 35 ngày với tỷ lệ khoảng 2 – 3% số cây bị bệnh, bệnh thối nhũn với tỷ lệ khoảng 0 – 1% số cây bị bệnh; các đối tượng sâu hại như sâu tơ, sâu xanh, rầy mềm phát sinh gây hại tỷ lệ thấp đã điều tra phát hiện sớm và phòng trừ kịp thời nên cây cải thảo sau trồng 70 ngày sinh trưởng khá tốt, cuộn bắp chặt, bình quân khoảng 0,8 kg/bắp.
Bà Đinh Thị Boi, vui mừng trước thành quả đạt dược
Bà Đinh Thị Boi, vui mừng trước thành quả đạt dược

Phấn khởi trước kết quả đạt được bà Đinh Thị Boi người thực hiện mô hình tâm sự: “Năm trước cũng trên diện tích này trồng cải thảo, lúc đầu cây lên rất tốt nhưng đến gần thu hoạch thì bị vàng lá hết không thu được bao nhiêu. Năm nay làm theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật cây cải thảo lên tốt không bị vàng lá nữa, tất cả cây cải thảo đều cắt bán được tại ruộng khoảng 1.000 kg, với giá 12.000 đồng/kg, cho tổng thu 12.000.000 đồng, nên Tết này vui lắm vì bán cải thảo được nhiều tiền”. Thời gian đến bà sẽ tiếp tục trồng cải thảo theo quy trình mà Trung tâm Khuyến nông đã hướng dẫn cho hộ bà.
Đánh giá kết quả mô hình thí nghiệm bón vôi cho cây cải thảo cho thấy: Bón vôi với liều lượng từ 10 kg, 50 kg, 100 kg CaO/500m2 cây cải thảo sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất và chất lượng như nhau và bệnh cháy bìa lá không phát sinh gây hại trong giai đoạn thu hoạch ở cả 3 công thức thí nghiệm là không có sự khác biệt. Như vậy: Nên bón vôi ở mức 10 kg CaO/500m2 là hiệu quả hơn hết trong phạm vi thí nghiệm ở vụ Đông xuân 2020 - 2021 tại xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Thạnh và để có cơ sở đánh giá hoàn thiện hơn cần tiếp tục thực hiện theo dõi so sánh các mức bón vôi cho cây cải thảo ở những mùa vụ khác nhau trong năm trên vùng đất đỏ Bazan xã Vĩnh Sơn.

Nguồn tin: Nguyễn Thái Vinh - Trung tâm DVNN Vĩnh Thạnh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay177
  • Tháng hiện tại692
  • Tổng lượt truy cập391,454
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây