TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN RAU AN TOÀN BÌNH ĐỊNH 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 ; KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN THỜI GIAN ĐẾN

Thứ hai - 20/07/2020 10:48
Triển khai thực hiện mô hình sản xuất Rau tại Vĩnh Sơn: tính đến ngày 01/7/2020 đã xuống giống 23.584 m2 gồm các loại rau Bắp cải, cải thảo, sup lơ xanh, xà lách, củ cải, củ cà rốt, ớt chuông, hành tím, dưa lê, cà chua, su hào, cà tím, củ dền, bí ngòi, su hào tím; Sản lượng thu hoạch bán ra thị trường gần 53 tấn, trong đó sản lương thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 gần 40 tấn, sản lượng thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 là 13 tấn.
Vườn rau an toàn của Dự án tại Vĩnh Sơn
Vườn rau an toàn của Dự án tại Vĩnh Sơn
1. Kết quả các hoạt động chính từ đầu năm 2020 đến nay :                   
- Hoàn thành quyết toán ngân sách hoạt động năm 2019, tổng kinh phí 5.907 triệu (tương đương 392.000NZD); trong đó kinh phí từ PFR là 5.300 triệu (tương đương 352.000 NZD).
- Dự thảo kế hoạch thực hiện hoạt động và ngân sách năm 2020 và tổ chức hội thảo với các địa phương tham gia dự án.
- Ngày 13/2/2020 đã tổ chức họp với PFR và thống nhất kế hoạch hoạt động và ngân sách năm 2020.
- Ngày 27/2/2020 UBND tỉnh đã có Quyết định số 602/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch hoạt động năm 2020 của Dự án Rau an toàn Bình Định.
- Ngày 12/3/2020 đã tổ chức hội thảo triển khai thực hiện kế hoạch hoạt động dự án năm 2020 với các địa phương.
- Triển khai thực hiện mô hình sản xuất Rau tại Vĩnh Sơn: tính đến ngày 01/7/2020 đã xuống giống 23.584 m2 gồm các loại rau Bắp cải, cải thảo, sup lơ xanh, xà lách, củ cải, củ cà rốt, ớt chuông, hành tím, dưa lê, cà chua, su hào, cà tím, củ dền, bí ngòi, su hào tím; Sản lượng thu hoạch bán ra thị trường gần 53 tấn, trong đó sản lương thu hoạch từ tháng 1 đến tháng 3 gần 40 tấn, sản lượng thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 6 là 13 tấn.
- Hoàn thành hoạt động làm công cụ truyền thông (các tấm bạt in thương hiệu lá lành trên 04 xe tải vận chuyển rau của HTX Phước Hiệp, Thuận Nghĩa, NCST An Nhơn và Vĩnh Sơn) vào đầu tháng 5.
- Triển khai  hoạt động tổ chức thành lập 11 nhóm nông dân mới tại các huyện thị tham gia Dự án với 287 hộ nông dân tham gia; thực hiện đào tạo FFS (thời gian đào tạo trong 7 tuần), dự kiến đến đầu tháng 9 là hoàn tất việc đào tạo FFS.
- Chi cục Bảo vệ thực vật đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện mô hình phòng trừ ruồi đục quả trên cây khổ qua theo như hướng dẫn của chuyên gia PFR. Thời gian thực hiện mô hình là 7 tuần, ngày 14/7/2020 sẽ tổ chức hội thảo đầu bờ tổng kết đánh giá mô hình để làm cơ sở  nhân rộng mô hình trong thời gian đến.
- Phối hợp với chuyên gia PFR hoàn thành tài liệu Facsheet (gồm 40 tờ) về sâu bệnh. Thời gian đến sẽ in và phát cho nông dân và cán bộ nông nghiệp để hỗ trợ việc nhận diện và phòng trừ sâu bệnh có hiệu quả.
- Triển khai thực hiện việc lấy mẫu và gửi mẫu phân tích theo như kế hoạch đã thống nhất của chuyên gia PFR.
- Hỗ trợ nhóm Vĩnh Sơn ký hợp đồng tiêu thụ với siêu thị CoopMart Quy Nhơn.
 Kiểm tra sản xuất Rau an toàn tại Vĩnh Sơn, tháng 5.2020
        Kiểm tra sản xuất Rau an toàn tại Vĩnh Sơn, tháng 5.2020

2. Đánh giá chung về kết quả thực hiện dự án đến nay
           - Về Nội dung: Nhìn chung các nội dung chính của dự án đã được triển khai thực hiện đảm bảo theo đúng mục tiêu của Dự án đã đề ra. Các hoạt động chính của kế hoạch 2020 đã được triển khai thực hiện, kế hoạch thành lập nông dân nhóm cùng sở thích mới đạt 92 % (11/12 nhóm mới theo kế hoạch đã được thành lập).
          - Về tiến độ: Nhìn chung tiến độ thực hiện dự án đến nay đảm bảo yêu cầu đề ra, Ước khoảng 45 % kinh phí theo Kế hoạch năm 2020 của Dự án đã được thực hiện tính đến hết tháng 6/2020.  

 3.Một số khó khăn, tồn tại  và hạn chế
- Rau an toàn tại Vĩnh Sơn chủ yếu cung cấp cho Big C, việc cung ứng Rau cũng không liên tục. Cây bắp cải được xác định là loại rau có lợi thế trong việc sản xuất và tiêu thụ. Tuy nhiên có thời điểm giá thu mua xuống rất thấp dẫn đến hiệu quả sản xuất không cao.    
     
4. Một số giải pháp thực hiện trong năm 2020.         
 Mục tiêu thực hiện năm 2020: Tập trung 3 mục tiêu chính sau
 -Tập trung phát triển thị trường tiêu thụ Rau an toàn trong và ngoài tỉnh, trong đó chú trọng thị trường trong tỉnh.
 - Tiếp  tục nâng cao chất  lượng sản phẩm và uy tín của thương hiệu sản phẩm Rau an toàn.
 - Xây dựng Phương án Quản trị hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm Rau an toàn trong năm 2020 và sau  khi kết thúc Dự án.
- Tiếp tục hỗ trợ cho 02 HTX Phước Hiệp và Thuận Nghĩa trong việc tổ chức sản xuất, sơ chế, tiếp thị cung ứng rau an toàn nhằm gia tăng sản lượng Rau an toàn được bán ra thị trường, sản lượng rau tiêu thụ tăng từ 20 -30% so với năm 2019.   
- Hỗ trợ chi phí bao bì và tem nhãn cho các nhóm cùng sở thích và HTX nhằm gia tăng sản lượng rau an toàn mang thương hiệu Lá Lành được cung ứng ra thị trường.
- Hỗ trợ chi phí mở các quầy bán rau trên khắp địa bàn tỉnh, chi phí tham gia Hội chợ trong nước của các HTX và các nhóm.
- Tại Vĩnh Sơn: tiếp tục xuống giống sản xuất trên số diện tích còn lại theo kế hoạch hợp lý nhằm đảm bảo sản phẩm rau có liên tục và đa dạng chủng loại rau để cung ứng ra thị trường. Hỗ trợ nhóm đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ rau an toàn với siêu thị CoopMart Quy Nhơn.
- Hỗ trợ quản lý sản xuất cho ban điều hành nhóm cùng sở thích; hỗ trợ nhân viên tiếp thị cho 02 HTX Phước Hiệp, Thuận Nghĩa và nhóm An Nhơn, Vĩnh Sơn.
- Đôn đốc thành lập nhóm nông dân còn lại (nhóm thứ 12) tại xã Hoài Châu Bắc, thị xã Hoài Nhơn nhằm đảm bảo đạt số lượng 1.000 hộ nông dân (khoảng 2.000 nông dân) được đào tạo sản xuất và chứng nhận Rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP khi kết thúc Dự án.
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định, Báo Bình Định, Đài Truyền thanh các huyện/thị Dự án, các hội đoàn thể liên quan nhằm Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá để giới thiệu sản phẩm RAT đến người tiêu dùng đồng thời nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về lợi ích của việc sử dụng RAT.
- Đề nghị PFR tiếp tục đôn đốc đơn vị tư vấn xây dựng trang Web, trang facebook để kết nối việc cung ứng và tiêu thụ rau an toàn và đẩy mạnh công tác truyền thông tiếp thị thương hiệu đối với rau an toàn sản xuất  của dự án được cung ứng trên thị trường.
 - Các Hợp tác xã và các nhóm cùng sở thích cần tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm nhằm giữ vững chất lượng và uy tín thương hiệu; cải tiến bao bì, mẫu mã, phương thức cung ứng phù hợp với thị hiếu và yêu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng (Chi cục TT và BVTV, Chi cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản,...) cần tăng cường công tác kiểm tra quản lý buôn bán, sử dụng thuốc BVTV và phân bón trên cây Rau. Phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm, lấy mẫu rau phân tích nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm và giữ vững uy tín thương hiệu của sản phẩm.

Nguồn tin: Phạm Tấn Phát- Điều phối viên Dự án Rau an toàn Bình Định

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay337
  • Tháng hiện tại852
  • Tổng lượt truy cập391,614
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây